Vay tín chấp là gì? Có nên vay tín chấp hay không

Vay tín chấp là hình thức vay không cần tài sản đảm bảo, mà dựa trên uy tín của cá nhân để vay tiền. Chúng ta cùng tìm hiểu xem vay tín chấp là gì và có nên vay tín chấp hay không.

1. Vay tín chấp là gì?

Vay tín chấp là hình thức vay không cần tài sản đảm bảo để thế chấp, mà cá nhân / tổ chức dựa vào uy tín để vay tiền cho các mục đích cá nhân, mua sắm đồ tiêu dùng, vay mua xe máy.

Thông thường khoản vay tín chấp thường dao động từ 500.000đ đến 10 triệu đồng. Có ngân hàng và công ty tài chính cho vay lên tới 100 triệu với thời gian vay linh hoạt từ 10 ngày cho tới 60 tháng hoặc hơn.

Vay tín chấp là gì?

2. Có nên vay tín chấp hay không?

Để trả lời cho câu hỏi có nên vay tín chấp hay không thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu về ưu điểm và nhược điểm của vay tín chấp.

Ưu điểm của vay tín chấp

  • Người vay tín chấp không phải thế chấp tài sản đảm bảo và tổ chức cho vay tín chấp không yêu cầu thế chấp bất kỳ tài sản nào.
  • Hồ sơ vay tín chấp đơn giản: Người vay tín chấp cung cấp giấy tờ cá nhân như giấy Chứng minh nhân dân, bằng lái xe.
  • Người vay tín chấp không cần kê khai chi tiết sử dụng số tiền vay, chỉ cần đó là khoản vay tiêu dùng. Ngân hàng và công ty tài chính quan tâm nhiều đến khả năng thanh toán của người đi vay.
  • Hạn mức vay cao: Người đi vay có thể nhận được khoản vay lên tới 500 triệu. Có ngân hàng hỗ trợ cho vay lên tới 1 tỷ đồng.

Tham khảo: Avay duyệt vay tín chấp siêu tốc

Nhược điểm của vay tín chấp

Lãi suất cao

Vay tín chấp có mức lãi suất cao hơn so với hình thức vay thế chấp. Lý do để hạn chế rủi ro cho khoản vay. Bên cạnh đó một phần để bù đắp lại các chi phí thẩm định.

Phí phạt tất toán trước hạn

Đối với vay tín chấp thì người đi vay thực hiện thanh toán khoản vay theo định kỳ hàng tháng bao gồm (tiền gốc và tiền lãi).

Nếu người đi vay muốn trả toàn bộ số tiền gốc và lãi trước thời hạn thì sẽ phải chịu một khoản phí tất toán trước hạn. Thông thường mức phí phạt này 2% – 5% số tiền trả trước hạn tùy thuộc vào thời gian tất toán.

Lời khuyên dành cho bạn

Nếu không quá cấp thiết thì bạn không nên vay tín chấp vì ưu thế nghiêng về phía bên cho vay hơn là người đi vay tiền.

Nếu quyết định đi vay, bạn nên nghiên cứu kỹ và tính toán khoản vay, lãi suất, kế hoạch trả nợ, đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng trước khi ký vào giấy đề nghị vay tiền tín chấp.

Tham khảo: Doctor Đồng giải pháp vay tiền nhanh trong ngày

3. Một số lưu ý khi vay tín chấp

Khả năng trả nợ

Trước khi vay bạn cần phải biết khả năng trả nợ của bản thân. Bạn cần biết số tiền phải trả hàng tháng là bao nhiêu. Số tiền phải trả hàng tháng chiếm tới bao nhiêu % thu nhập hiện tại của bạn. Giả sử thời gian tới thu nhập của bạn bị sụt giảm thì bạn có khả năng trả nợ trong các tháng tiếp theo hay không?

Gợi ý: Số tiền chi trả hàng tháng không nên vượt quá 40% tổng thu nhập hàng tháng của bạn.

Tất toán trước hạn

Nếu bạn trả nợ sớm nghĩa là bạn sẽ giảm số tiền lãi phải trả, đồng nghĩa với việc tổ chức cho vay sẽ bị thiệt nếu bạn thanh toán tất cả sớm. Cho nên tổ chức cho vay thường đưa ra một con số % bạn phải trả thêm (phí phạt) nếu bạn tiến hành tất toán trước hạn.

Cách tính lãi suất vay

Người đi vay tín chấp cũng cần biết về lãi suất vay. Bên cho vay thường đưa ra 2 cách tính lãi suất: lãi suất giảm dần và lãi suất cố định.

  • Lãi suất giảm đần: lãi suất được tính theo dư nợ còn lại. Cho nên khi khoản tiền nợ gốc giảm xuống thì lãi suất cũng giảm xuống theo. Lãi suất giảm dần được tính theo hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm tùy theo quy định và điều khoản của bên cho vay.
  • Lãi suất cố định: lãi suất được tính theo khoản nợ gốc ban đầu và lãi suất này không đổi cho dù số tiền nợ gốc đã giảm.

Trên đây chúng ta đã cùng tìm hiểu vay tín chấp là gì? Có nên vay tín chấp hay không? Và một số lưu ý khi vay tín chấp. Chúc các bạn vay được khoản vay tín chấp phù hợp với nhu cầu.

Tham khảo: Tổng hợp các ngân hàng và tổ chức cho vay tín chấp

Để lại bình luận